Tại sao phải xây dựng Website & mấu chốt xây dựng chiến lược Online Marketing thông minh
Trong xu thế thương mại điện tử hiện nay, việc xây dựng Website gần như là công việc tất yếu đối với người làm kinh doanh. Website được xem như văn phòng giao dịch của người làm kinh doanh trên mảnh đất online. Chính vì thế xây dựng Website chất lượng không đơn thuần chỉ “trưng bày” sản phẩm hay thông tin đẹp mắt mà đi theo nó là cả một hệ thống Marketing kết hợp chặt chẽ với nhau, tối ưu chi phí ở mức thấp nhất. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ tầm quan trọng của việc xây hệ thống Digital Marketing mà trong đó Website là kênh chủ chốt để nắm bắt thông tin khách hàng.
1. Tại sao phải xây dựng Website?
So với các dạng Website khác như Facebook, thuê Website giá rẻ thì ưu điểm lớn nhất của việc tự xây dựng Website chính là việc tùy chỉnh (customize) các tiện ích hoặc tích hợp chức năng cần thiết để chạy đa dạng hơn các chiến dịch quảng bá trong Digital Marketing.
2. Nguồn truy cập đầu vào (nguồn truy cập Website)
Đầu tiên, nguồn truy cập (còn được gọi là các Kênh truy cập) là điểm đầu tiên người dùng online tiếp xúc với hệ thống Marketing Online. Chúng ta có các kênh cơ bản như sau:
– Social (Mạng xã hội): quá quen thuộc với chúng ta như Facebook, Youtube,… Từ đây người dùng truy cập Website thông qua hai hình thức Paid (trả phí quảng cáo) và Oganic (truy cập tự nhiên thông qua chia sẻ thông tin kiến thức)
– Search (Tìm kiếm): các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Yahoo, Wiki… Tương tự như Social, người dùng cũng có thể truy cập vào Website thông qua hai hình thức Paid Search và Oganic Search
– Direct: họ truy cập trực tiếp bằng cách gõ tên miền của Website vào trình duyệt. Quảng bá thương hiệu kèm địa chỉ Website là điều chắc chắn không thể thiếu trong Marketing.
– Referral: Website được giới thiệu thông qua một trang web thứ ba, nó tương tự kênh Social hay Google nhưng ở quy mô cực kỳ nhỏ. Điển hình như việc chia sẻ link trên diễn đàn…
Dựa vào thống kê tỉ lệ giữa các Kênh, người Marketer có thể tận dụng và phát triển tối đa ưu điểm của Kênh đó trong các chiến dịch thu hút người dùng.
3. Thu thập thông tin người dùng tại Website
Mỗi đầu thông tin của người dùng sẽ được phân tích và chia làm 2 loại là thông tin thu thập tự động và thông tin bắt buộc nhập.
3.1 Thu thập và phân loại thông tin bắt buộc nhập
Thông tin bắt buộc nhập mang tính cá nhân nhiều hơn (Họ, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, Số chứng minh…), được thu thập thông qua việc người dùng người dùng tương tác với Website như điền các thông vào form (biểu mẫu) liên hệ, form tải tài liệu, đặt hàng, chat, bình luận…
3.2 Thu thập và thống kê thông tin tự động
Dữ liệu thu thập tự động (data analysis) được thu thập thông qua các bên thứ ba (trong đó có chính trình duyệt mà người dùng đang cài đặt, được gọi là “cookie”). Dữ liệu cá nhân bao gồm: nguồn truy cập Website, vị trí địa lý và lãnh thổ, loại trình quyệt, Windows…
Không chỉ thế các bên thứ 3 còn thu thập dữ liệu về hành vi người dùng online như thời gian truy cập, số lượt truy cập trong khoản thời gian nhất định, các trang đã được truy cập… Dữ liệu về hành vi này chính là phục vụ cho Remarketing (quảng cáo bám đuổi) của Google, Facebook hay các nền tảng quảng cáo banner khác.
4. Phân tích thông tin thu thập và xây dựng chiến lược Marketing
Các dự liệu thu thập tập trung thông quan Webiste đối với kế hoạch phát tiển Marketing mà nói cực kỳ quan trọng.
4.1 Thông tin bắt buộc nhập
Đối với thông tin bắt buộc nhập giúp lọc ra hơn 80% các đối tượng có nhu cầu thực sự về sản phẩm/dịch vụ mà nhà kinh doanh đang có, từ đó phát triển các chiến lược khuyễn mãi/ hậu mãi/ giảm giá nhằm kích thích các đối tượng này thông qua Email Marketing và quảng cáo.
4.2 Thông tin tự động
Thông tin thu thập tự động cho thấy sự hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo từ các nguồn đầu vào, từ đó tăng cường xây dựng, quảng bá kênh và quảng bá Website trên kênh. Ngoài ra các thông tin tự động này còn giúp mở rộng mô hình kinh doanh điển hình như vị trí địa lý cho thấy sự quan tâm của người dùng theo lãnh thổ từ đó có thể tăng cường quảng bá hay mở đại lý tại khu vực đó.
5. Chăm sóc khách hàng tiềm năng và Email Marketing
Ở giai đoạn cuối cùng này, khi đã thu thập một lượng lớn data khách hàng tiềm năng, công tác chăm sóc khách hàng chính là mấu chốt tác động đến các động thái ra quyết định mua hàng của họ. Gửi email giảm giá (đối với B2C) hoặc email kiến thức mở rộng (đối với B2B) giúp khách hàng tiềm năng một lần nữa quay trở lại hệ thống Marketing. Cứ thế cho đến khi họ quay lại đạt được số lượng vòng lặp cụ thể và cảm nhận được sự quen thuộc của thương hiệu cũng như tính năng/lợi ích của sản phẩm/dịch vụ mà nhà kinh doanh đem lại.